Cấp bách giải cứu kẹt xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

icon-header-address 69 Nguyên Hồng, Phường 11, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
icon-header-phone (028) 35163254 - (028) 38430063
icon-header-email huynhlien@binhminhtai.com.vn

Cấp bách giải cứu kẹt xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Ngày đăng: 22/06/2022

     

    Thứ tư, 22/06/2022 07:45 (GMT+7)

    Là tuyến đường kết nối TPHCM với các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (HLD) đã quá tải nên thường xuyên ùn tắc sau 7 năm đưa vào khai thác. Đây còn là tuyến đường chính nối với sân bay Long Thành dự kiến khai thác năm 2025 nên việc triển khai các giải pháp chống kẹt xe cho tuyến cao tốc này càng trở nên cấp thiết.

    Cấp bách giải cứu kẹt xe cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
    Một vụ kẹt xe tại trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

    Lượng xe vượt quá khả năng đáp ứng cao tốc

    Thông xe đầu năm 2015 với tổng mức đầu tư 20.600 tỉ đồng giai đoạn một, cao tốc HLD giúp rút ngắn thời gian từ TPHCM đi Phan Thiết còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trên quốc lộ 1; từ TPHCM đi Vũng Tàu còn 1,5 giờ, nhanh hơn một giờ so với Quốc lộ 51.

    Còn từ TPHCM đến ngã ba Dầu Giây (hướng đi miền Trung hoặc Tây Nguyên) đi theo lộ trình cũ khoảng 70km, thời gian mất 3 giờ do thường xuyên ùn tắc. Nếu đi cao tốc HLD sẽ rút ngắn được 20km và thời gian chỉ còn một giờ, đồng thời giảm 20-30% chi phí vận tải.

    Tuy nhiên, sau 7 năm, cao tốc đã quá tải. Theo Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC, đơn vị đầu tư), lưu lượng xe qua tuyến năm 2015 khoảng 10 triệu lượt xe thì đến năm 2021 đã tăng lên hơn 16 triệu.

    Hiện nay, mỗi ngày cao tốc HLD phục vụ khoảng 50.000 lượt xe (lễ, Tết 60.000 lượt xe), trong khi thiết kế chỉ 44.000 lượt xe.

    Quá tải nhanh như vậy là do tuyến cao tốc HLD chỉ có 4 làn xe. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng khách khiến tuyến cao tốc này thường diễn ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng là do không đồng bộ các điểm kết nối.

    Đơn cử, nút thắt ùn tắc của cao tốc HLD là nút giao An Phú (Thành phố Thủ Đức, TPHCM) và nút giao với Quốc lộ 51 (Đồng Nai). Trong đó, đoạn đường dẫn từ Quốc lộ 51 lên cao tốc HLD nhỏ, hẹp dẫn đến xảy ra xung đột giao thông giữa các phương tiện hướng từ Biên Hòa đi Vũng Tàu và hướng từ Vũng Tàu ôm cua lên cao tốc về TPHCM.

    Còn nút giao An Phú là nơi giao nhau giữa ba trục giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông TPHCM, gồm cao tốc HLD, đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của, khiến áp lực giao thông rất lớn.

    Nhiều giải pháp giúp giải tỏa ùn tắc

    Ngày 18.6, trao đổi với báo chí về các giải pháp chống kẹt xe cho cao tốc HLD, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, tuyến cao tốc này kẹt xe có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chưa triển khai thu phí không dừng. Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết vừa qua Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có chỉ đạo chủ đầu tư của tuyến đường này sớm triển khai lắp đặt hệ thống thu phí không dừng và Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã ký hợp đồng để triển khai hệ thống này. Như vậy, trước ngày 31.7, VEC sẽ hoàn thành công tác triển khai thu phí không dừng.

    Trường hợp, chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ ngưng ngay việc thu phí, chừng nào lắp xong mới thu phí trở lại.

    Theo đề xuất trước đó, cao tốc HLD được mở rộng từ 4 lên 8 làn xe đoạn dài gần 24km, từ nút giao An Phú đến vị trí giao dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Đồng Nai). Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31km giữ nguyên 4 làn như hiện nay.

    Riêng hai cầu lớn trên tuyến là Sông Tắc và Long Thành, lần lượt được đề xuất mở rộng lên 10 và 9 làn. Các nút giao trên tuyến cũng được nghiên cứu kết nối đồng bộ với mở rộng cao tốc. Tổng kinh phí thực hiện dự án hiện ước tính gần 13.000 tỉ đồng.

    (nguồn laodong.vn)

     

    Zalo
    Hotline